Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về cách tính thuế TNCN, Luật Á Châu xin tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân tới quý khách hàng đang quan tâm về loại thuế này
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012
Điều 2 Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật
- Thu nhập từ bản quyền
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại
- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
Căn cứ tính thuế TNCN
1. Cách tính thuế
Tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động trên 3 tháng (kể cả khi ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, cá nhân ký hợp đồng tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)
– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả.
– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Trong đó :
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
1.Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
Tổng thu nhập bao gồm : Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản TNCN khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…
Khoản miễn thuế bao gồm : tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca; tiền phụ cấp trang phục; phụ cấp điện thoại; tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính; các khoản phúc lợi; khoản tiền công tác phí; phụ cấp đi lại.
2. Các khoản giảm trừ : giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học cũng được trừ nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.
3. Thuế suất
Thuế suất dùng để tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tức là tính theo Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế riêng.
Lưu ý:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng. Kế toán tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần, chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên như sau: Đối với cá nhân cư trú, khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/ lần ( không phân biệt có MST hay không)
Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú.
Trong trường hợp này, thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi tiền lương , tiền công nhân với thuế suất 20%.