Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

Nên lựa chọn loại hình Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần

bt

Nên lựa chọn loại hình Công ty TNHH hay Công ty Cổ Phần là câu hỏi mà khách hàng của Luật Á Châu thường hỏi trước khi thành lập Công ty. Vì trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, nhiều người còn phân vân trong việc lựa chọn mô hình, nên thành lập công ty cổ phần hay công ty Trách nhiệm hữu hạn? Đâu là sự khác biệt giữa 2 loại hình trên? Doanh nghiệp bạn nên lựa chọn mô hình nào để tối ưu hóa trong quá trình hoạt động? Hãy cùng Luật Á Châu tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây.

Nên lựa chọn loại hình công ty TNHH hay công ty cổ phần

  1. Tại sao hai loại hình: Công ty TNHH và Công ty cổ phần trở lên phổ biến?

Về khía cạnh: trách nhiệm trong doanh nghiệp

Hai loại hình: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp (hoặc) số cổ phần đã mua hay đã đăng ký mua.

Có thể thấy, việc thành lập công ty sử dụng các loại hình trên sẽ ít có khả năng rủi ro hơn so với những loại hình còn lại, do  chủ sở hữu, thành viên góp vốn, các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp đã góp (hoặc) đã đăng ký.

Về khía cạnh: khả năng huy động vốn

  • Nếu áp dụng các loại hình như: doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh sẽ: Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty cổ phần được ủy quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để gọi vốn. Việc phát hành cổ phần chỉ áp dụng cho công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH: Cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều được phát hành trái phiếu.

Theo quy định của nước ta trước đây, chỉ có công ty cổ phần mới được phép phát hành cổ phần và cổ phiếu. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp mới nhất (Luật Doanh nghiệp năm 2020), công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng được phép phát hành trái phiếu. Vì vậy, nếu xem xét khả năng huy động vốn, hai loại hình này có lợi thế hơn so với các loại hình khác.

Xét về khía cạnh quản lý doanh nghiệp

Nếu xét về góc độ quản lý doanh nghiệp thì ở phương diện này, công ty cổ phần và công ty TNHH sẽ có nhiều lợi thế hơn, vì có 2 loại hình này nhiều cổ đông hoặc thành viên góp vốn tham gia điều hành công việc kinh doanh. Từ đó, có thể chia sẻ áp lực và các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, do đó có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc quản trị doanh nghiệp. Những người xem của tệp này có thể thấy nhận xét và đề xuất.

Trái lại, trong loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải đối mặt với áp lực lớn hơn so với hai loại hình đã đề cập trước đó, vì họ phải tự mình quyết định mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh của công ty.

Song song với đó, loại hình công ty hợp danh, mặc dù được quy định trong Luật Doanh nghiệp hiện hành, nhưng thực tế vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, công ty cổ phần và công ty TNHH được lựa chọn nhiều hơn vì mang những lợi thế mà các loại hình khác không có. Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp hiện hành, đã có nhiều quy định thay đổi ưu tiên cho 2 loại hình doanh nghiệp này.

  1. Ưu và nhược điểm của loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Trong loại hình Công ty TNHH bao gồm: công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Ưu điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên

Ở mô hình này, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Cá nhân hoặc tổ chức cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. 

Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, nên ít gây ra  rủi ro cho chủ sở hữu

Cơ cấu tổ của loại hình này gọn, linh động, thủ tục thành lập khá đơn giản Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ dễ dàng hơn so với trước đây.

Nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên

Pháp luật về chịu sự điều chỉnh của Công ty TNHH 1 thành viên quy định rất chặt chẽ 

Khả năng huy động vốn của mô hình này kém linh hoạt và không được phát hành cổ phiếu. 

Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu công ty không được phép tính vào chi phí hợp lý khi tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, không được rút vốn trực tiếp mà phải dùng cách chuyển nhượng một phần hoặc ra quyết định phát hành trái phiếu.

Ưu điểm của loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Các thành viên của loại hình này chỉ phải trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, nhờ đó, ít gây rủi ro cho người góp vốn. 

Không chỉ vậy, việc quản lý và điều hành công ty khá dễ dàng. 

Chế độ chuyển nhượng vốn được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi số lượng cũng như các thành viên.

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phép  phát hành trái phiếu. Nhờ đó, việc huy động vốn của công ty sẽ trở lên linh hoạt hơn.

Nhược điểm của mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số phần vốn đã góp của mình. Do vậy, uy tín của công ty trước đối tác và bán hàng cũng bị ảnh hưởng 1 phần.

Phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn 2 loại hình là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. 

Giống như công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng không được phát hành cổ phiếu. Bởi vậy, việc huy động vốn sẽ bị hạn chế.

Số lượng giới hạn trong công ty >2 và <50 thành viên

  1. Ưu và nhược điểm của loại hình Công ty Cổ phần

Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần 

Ở loại hình này, các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã góp. Do đó, về phạm vi trách nhiệm là hữu hạn, do vậy mức độ rủi ro của các cổ đông không cao. 

Khả năng hoạt động của loại hình này rất rộng, bao gồm tất cả các lịch vực, ngành nghề. 

Cơ cấu về vốn của Công ty có sự sức linh hoạt, giúp tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. 

Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn của Công ty cũng rất cao, công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. 

Pháp luật quy định về việc chuyển nhượng vốn là tương đối dễ dàng. 

Phạm vi các đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, các cán bộ hay công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. (Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng).

Nhược điểm của loại hình công ty cổ phần 

Vì số lượng các cổ đông trong loại hình này có thể rất lớn việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp. Bên cạnh đó, có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; 

Ngoài ra, việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác bởi sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán. Không chỉ vậy, công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông nên khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính còn bị hạn chế.

  1. Nên lựa chọn loại hình công ty TNHH hay công ty cổ phần?

Với những phân tích trên đây, Luật Á Châu tin rằng các quý bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về ưu nhược điểm của 2 loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH. Việc lựa chọn loại hình nào là do một phần điều kiện hiện có của bản thân để đưa ra quyết định cuối cùng là nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH.

Trong bài viết trên, Á Châu đã đưa ra những ưu và nhược điểm riêng biệt của 2 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH và Công ty Cổ phần để quý bạn đọc có được những cái nhìn khách quan.

Trên đây là những thông tin Luật Á Châu cung cấp cho bạn đọc, hy vọng mang tới những thông tin hữu ích tới mọi người.

————————— 

Công ty Luật Á Châu

Điện thoại/zalo: 0967.932.555 – 0968.565.479 

Điện thoại/zalo phòng kế toán: 0965.778.000 

Điện thoại/zalo tư vấn doanh nghiệp: 0963.81.84.86 

Email: congtyluatachau@gmail.com

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động