Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

BIỆN PHÁP BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

bt

       Trong một quan hệ nghĩa vụ, quyền lợi của người có quyền bị phụ thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ. Chính vì thế, việc đề cập ra các biện pháp đảm bảo là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các doanh nghiệp khi thực hiện một hợp đồng, giao dịch. Hãy cùng Luật Á Châu tìm hiểu sâu hơn về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản qua bài viết dưới đây:

     Căn cứ pháp lí

– Điều 331, Điều 332, Điều 333, Điều 334 Bộ luật dân sự 2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017.

1. Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu

       Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mới, lần đầu tiên được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính.

       Căn cứ khoản 1 điều 331 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định về “bảo lưu quyền sở hữu tài sản” như sau:

“1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.”.

       Theo đó, người mua không có quyền sở hữu tài sản khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho người bán; người mua được quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cũng như chịu rủi ro trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngược lại, nếu bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn thì bên bán có quyền đòi lại tài sản và trả lại tiền cho bên mua sau khi trừ khấu hao sử dụng tài sản. Bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên mua làm mất, hư hỏng tài sản.

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
              Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

2. Hình thức bảo lưu quyền sở hữu

 Trong Bộ luật Dân Sự 2015 có quy định về hình thức bảo lưu quyền sở hữu tại khoản 2 Điều 331: “2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.”

        Vì biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí; cho nên khi xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán làm cơ sở để thực hiện thủ tục đăng kí biện pháp đảm bảo. Tất cả các thỏa thuận áp dụng biện pháp này đều phải ghi rõ trong hợp đồng.

3. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

    Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu bao gồm những trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.

– Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

– Theo thỏa thuận của các bên.

 Như vậy, việc quy định biện pháp bảo đảm “bảo lưu quyền sở hữu” nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán được thực hiện theo đúng hợp đồng theo hình thức mua chậm, trả dần; đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giao dịch mua bán hết sức đa dạng, phong phú và sôi động của các chủ thể trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp trước khi đặt bút kí kết hợp đồng nên quy định những biện pháp đảm bảo để hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra.

 Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

   Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động