Đầu tư theo quy đinh của pháp luật Việt Nam có nhiều hình thức để thực hiện. Đầu tư cụ thể như thế nào thì sau đây, Luật Á Châu xin đưa ra một số quy định của pháp luật như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Điều 22, Điều 24, Điều 27 Luật Đầu tư 2014
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, có 03 hình thức đầu tư như sau:
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi muốn thực hiện đầu tư thì các chủ thể có thể thành lập nên tổ chức đầu tư, đối với trong nước thì không cần phải có dự án đầu tư trước, tuy nhiên đối với tổ chức kinh tế của nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để hoạt đông kinh doanh thì trước tiên cần phải có dự án đầu tư, cần có Giấy chứng nhân đầu tư trước khi dầu tư vào Việt Nam, hình thức đầu tư như thế nào, đối tác cũng như phạm vi hoạt động đầu tư, điều kiện hoạt động đầu tư sẽ được thực hiện theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế đó.
Phần sở hữu vốn góp theo tỷ lệ tại công ty niêm yết , tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về lĩnh vực chứng khoán, đối với nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa sẽ được thực hiện theo quy định về chuyển hóa của doanh nghiệp nhà nước theo quy định.
Tổ chức kinh tế nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện sau: phải có nhà đầu tư nước ngoài có năm mốt hần trăm vốn điều lệ trở lên, đối với công ty hợp danh thì phải có phần nhiều thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài, tổ chưc kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có vốn điều lệ năm mốt hần trăm trở lên, hoặc là theo hình thức hợp đồng BCC nếu không có vốn điều lệ như trên. Trường hợp tổ chức kinh tế nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trước đó mà nay có dự án đầu tư mới thì sẽ được thực hiện dự án đầu tư mới đó luôn chứ không cần thành lập lại tổ chức kinh tế mới
Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
Các chủ thể thực hiện việc đầu tư có thể thực hiện hình thức góp vốn vào công ty, tổ chức kinh tế hay là có thể mua lại phần vốn góp mà tổ chức kinh tế bán ra, tùy theo nhu cầu cũng như là tổ chức kinh tế huy động thời điểm đó.
Chủ thể đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức góp vốn vào các tổ chức kinh tế bằng việc mua lại cổ phần phát hành lần đầu hoặc là phát hành thêm cổ phần đã có của công ty cổ phần bán ra.
Ngoài ra cũng có thể lụa chọn hình thức đầu tư như là góp vốn vào công ty hợp danh hay là công ty trách nhiệm hữu hạn tùy theo mực đích và nhu cầu của chủ thể đầu tư hay cũng có thể thực hiện góp vốn vào tổ chức kinh tế khác mà chủ thể mong muốn đầu tư thấy phù hợp.
Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hay phần vốn góp của tổ chức kinh tế sẽ được thực hiện theo những hình thức sau mua lại cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phân hoặc cổ phần từ công ty cổ phần hoặc là mua lại phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữ hạn, thành viên góp vốn thuộc công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn hay là phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác.
Chủ thể đầu tư theo hình thức này cần thực hiện theo quy định thủ tục sau:
– Trường hợp góp vốn hay mua cổ phần hoạt động đầu tư trong ngành kinh doanh có điều kiện hay có phần vốn góp từ năm mốt phần trăm điều lệ trở lên thì chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư như sau:
– Trước tiên phải có văn bản đăng ký góp vốn hay mua cổ phần trong văn bản đăng ký phải có các nội dung sau phải có đầy đủ thông tin về tổ chức kinh muốn thực hiện việc đầu tư góp vốn, phần vốn góp cũng như tỷ lệ phần vốn điều lệ sau khi thực hiện việc góp vốn vào công ty, tổ chức kinh tế đó.
– Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng hoặc hộ chiếu, căn cước công dân, văn bản xác nhận tư cách pháp lý đối với tổ chức thực hiện đầu tư.
– Chủ thể đăng ký đầu tư sẽ nộp hồ sơ trên lên Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính, sau mười lăm ngày khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Kế hoạch đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị để thực hiện để thực hiện thủ tục thay đổi thành viên của công ty hay là cổ đông của công ty nếu là công ty cổ phần, nếu không để điều kiện thì Sở Kế hoạch đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho chủ thể yêu cầu và nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC và đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP (Điều 27, Điều 28 Luật Đầu tư)
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP
Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
2. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP”.
Đây là hình thức đầu tư theo kiểu đối tác giữa nhà nước Việt Nam với một tổ chức cá nhân khác trong vấn đề cơ sở hạ tầng cũng như những lĩnh vực khác. Đây là hình thức được thực hiện thông qua hợp đồng giữa nhà nước và chủ đầu tư hay doanh nghiệp có dự án để cung cấp dịch vụ công cho nhà nước như đường, trường, trạm…để phục vụ lơi ích công chứ không phải riêng một cá nhân.
Dự án này có thể là dự án xây dựng mới hoặc là dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp, quản lý và vận hành công trình hạ tầng, mở rộng công trình hoặc là cung cấp dịch vụ công, đối với đầu tư theo hợp đồng PPP thì chính phủ quy định về thủ tục cũng như điều kiện để thực hiện được dự án
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Điều 28. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3.Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh nó được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau để cùng kinh doanh mang lại lợi nhuận cho nhau, phân chia nhau sản phẩm kết quả kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Giữa các nhà đầu tư hợp kinh doanh với nhau theo hình thức hợp đồng BCC thì có thể là giữa nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc là giữa nhà đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài.
Đối với đầu tư theo hợp đồn BCC thì nhà đầu tư cần thành lập ban điều phối và thỏa thuận về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của ban điều phối luôn.
Trong hợp đồng BCC cần đáp ứng được những nội dung như sau mới có giá trị pháp lý bao gôm: Đầy đủ tên, địa chỉ cũng như người đại diện theo pháp luật của các bên nhà đầu tư, thông tin nơi thực hiện giao dịch hay nơi dự án được thực hiện.
Phạm vi hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu các bên muốn đạt được trong hợp đồng BCC hợp tác cùng đầu tư của các bên, Sự góp vốn của các bên trong hoạt động đầu tư, thỏa thuận về phân chia lợi nhuận sau khi có kết quả hoạt động kinh doanh, quy định về thời gian để thực hiện hợp đồng này cũng như tiến độ để thực hiện các hạng mục đầu tư. Trong hợp đồng BCC cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp không xác định được rõ ràng nghĩa vụ cũng như quyền của mỗi bên.
Ngoài ra hai bên cũng nên thỏa thuận rõ ràng trường hợp được sửa đổi, bổ sung cũng như được phép chuyển nhượng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, phương thức được dùng để giải quyết khi xảy ra tranh chấp của hai bên, trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó các hai bên cũng có thể thỏa thuận thêm những nội dung khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên miễn sao không trái với quy định của pháp luật.
Khi thực hiện hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về sử dụng tài sản từ việc hai bên hợp tác kinh doanh để thực hiện việc thành lập doanh nghiệp nếu có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.
Trân trọng!
————-o0o—————
Công ty TNHH Luật Á Châu
VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86
Webside: achaulaw.com.vn
Email: achaulaw@gmail.com
Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!