Mục Lục
ToggleSau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinhdoanh và có mã số thuế, để có thể bán hàng và lư thông, cung cấp các dịch vụ hàng hóa thì công ty cần phải có hóa đơn. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục in hóa đơn. Vậy thủ tục in hóa đơn như thế nào? Sau đây, Luật Á Châu xin chia sẻ quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 39/2014/TT-BTC
1. Doanh nghiệp liên hệ với nhà in và cung cấp những thông tin cần thiết để đặt in hóa đơn:
-Lưu ý nhà in phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in.
-Nhà in và doanh nghiệp tiến hành trao đổi về mẫu hóa đơn, mẫu số, ký hiệu, số lượng hóa đơn và trao đổi về giá cả…
-Sau khi Chi cục thuế đồng ý cho đặt in. Doanh nghiệp liên hệ với nhà in để ký hợp đồng đặt in.
2. Doanh nghiệp đặt in hóa đơn chuẩn bị các giấy tờ sau để đi đặt in:
– Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng)
-Giấy giới thiệu của công ty
-Bản sao chứng thực của Giám đốc công ty
-Bản sao chứng thực của người đi đặt in hóa đơn
3. Cầm hồ sơ đến nhà in đặt in để làm hợp đồng in
4. Cử người đến lấy hóa đơn
5. Tiến hành thanh lý hợp đồng
Sau khi nhận hóa đơn, hai bên làm biên bản bàn giao hóa đơn và tiến hành thanh lý hợp đồng.
ACHAULAW
Lưu ý:
-Nếu doanh nghiệp không làm thanh lý hợp đồng đặt in thì sẽ bị phạt theo Nghị định 109/2013.
-Kế toán phải yêu cầu bên in hóa đơn xuất cho hóa đơn đỏ về làm chi phí cho doanh nghiệp.
6. Tiến hành thông báo phát hành hóa đơn
Doanh nghiệp mang hóa đơn về trước khi viết phải làm thông báo phát hành hóa đơn có kèm theo mẫu liên 2 nộp cơ quan thuế (trước khi xuất hóa đơn 05 ngày)