Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

bt

CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Xin chào Quý công ty, tôi đang có một vài thắc mắc mong muốn được Quý công ty giải đáp như sau:

  • Hiện tại tôi đang là Tổng giám đốc của Công ty TNHH. Hiện nay, Công ty tôi có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh.
  • Qua việc tham khảo một số quy định của pháp luật hiện hành về các phương thức như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh nhưng thực sự còn nhiều điểm tôi chưa hiểu rõ và không biết lựa chọn phương thức nào cho phù hợp.
  • Do đó, tôi rất mong nhận được lời tư vấn từ Quý công ty về chi nhánh, văn phòng đại điện và địa điểm kinh doanh cũng như ưu, nhược điểm của các phương thức này. Xin cảm ơn!

Chào bạn, về yêu cầu của bạn Công ty TNHH Luật Á Châu xin được tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 21/11/2015.

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/09/2015 quy định về Đăng ký doanh nghiệp.

2. Chi nhánh, văn phòng đại điện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

a, Chi nhánh

Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về chi nhánh của doanh nghiệp như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Về tư cách pháp nhân, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 và Khoản 1, 2 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng và không phải pháp nhân vì chưa có sự độc lập hoàn toàn về tài sản nên chi nhánh phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh chính mình.

Mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng về hoạt động, chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp. Chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp thì chi nhánh cũng được phép hoạt động mà phải tùy thuộc theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Về hoạch toán, kế toán và khai thuế, chi nhánh sẽ phát sinh hoạt động báo cáo thuế như doanh nghiệp trừ trường hợp chi nhánh phụ thuộc thì không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm. Chi nhánh có thể lựa chọn hoạch toán phụ thuộc hoặc hoạch toán độc lập với doanh nghiệp. Ngoài ra, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hoạch toán độc lập.

Như vậy, chi nhánh vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng đại diện cho doanh nghiệp tùy thuộc vào sự ủy quyền. Ngoài ra, chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình do đó rất thuận tiện trong các hoạt động và giao dịch với đối tác.

b, Văn phòng đại diện

Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Về tư cách pháp nhân, theo theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 và Khoản 1, 2 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì tương tự như chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân mà là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân.

Về hoạt động, khác với chi nhánh, văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền, lợi ích đó. Văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.

Văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.

Như vậy, văn phòng đại diện chỉ có chức năng chính là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và không được thực hiện hoạt động kinh doanh, do đó không đặt ra vấn đề hoạch toán, kế toán và khai thuế. Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

c, Địa điểm kinh doanh

Khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cũng như không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình. Đồng thời, địa điểm kinh doanh không có tài sản riêng mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp sẽ trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân và hoạt động hoạch toán, kế toán và khai thuế hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập chung và sử dụng hóa đơn của công ty.

Theo quy định của Khoản 2, Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”. Như vậy, so với chi nhánh và văn phòng đại diện thì phạm vi thành lập địa điểm kinh doanh bị hạn chế hơn.

Tóm lại, chi nhánh, văn phòng đại điện và địa điểm kinh doanh đều là các phương thức giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh và mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm đặc thù. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp nên cân nhắc và dựa vào điều kiện, mục đích của mình để lựa chọn phương thức cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có thắc mắc cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

—————o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động