Mục Lục
ToggleĐăng ký nhãn hiệu độc quyền là một yêu cầu rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của mình, đồng thời là cơ sở pháp lý trong vấn đề tranh chấp nhãn hiệu.
Luật Á Châu tư vấn các thủ tục cần thiết khi đăng ký nhãn hiệu. Hộ trợ doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ và đại diện doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
1.Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh: 02 Bản sao y công chứng.
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.(Thiên Di soạn thảo)
– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có khích thước không nhỏ hơn 70 x 70mm.
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp. Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có). (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
2.Quá trình xét đơn:
– Theo dõi tiến trình khi có quyết định Thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
– Soạn thảo Công văn trả lời phúc đáp nếu có Công văn yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ.
– 05 đến 07 ngày: xác lập quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
– 01 đến 02 tháng (kể từ này nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– 09 đến 10 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa.
– Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm(kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).
Trên đây là quy định về Đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250
Tham khảo
: đăng ký sở hữu công nghệ đối với sáng chế
Đăng ký sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Ra mắt chuyên mục: Tra cứu ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục giải thể công ty TNNH có thành viên là tổ chức
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao