Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (HỢP ĐỒNG BCC)

bt

   Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là một trong số bốn hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Đây được cho là hình thức đầu tư dễ thực hiện, thích hợp đối với các dự án đầu tư ngắn. Chính vì vậy mà hình thức này ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam. Bài viết này Á Châu Law sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.

   1. Căn cứ pháp lý

   – Luật Đầu tư 2014

   – Bộ luật dân sự 2015

   – Nghị định 95/2015/NĐ-CP

   2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh:

  • Về mặt chủ thể:

   Hợp đồng hợp tác đầu tư được ký kết giữa các chủ thể là các nhà đầu tư với nhau, có thể là giữa các nhà đầu tư trong nước, hoặc giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Các chủ thể này ở vào vị trí bình đẳng với nhau, cùng hướng tới lợi ích chung khi tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh.

   Về nguyên tắc, bất cứ chủ thể nào cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng BCC miễn là không rơi vào các trường hợp cấm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp mà Luật chuyên ngành có quy định riêng điều chỉnh về chủ thể của hợp đồng thì mình phải tuân theo quy định đó. Ví dụ, trong lĩnh vực dầu khí, theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí quy định như sau: “Hợp đồng dầu khí được ký kết theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm dầu khí hoặc hình thức khác do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.” Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí được ký kết giữa các nhà đầu tư, nhà thầu trong đó bắt buộc một bên phải là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

  • Mục đích của các bên tham gia hợp đồng

   Tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên hợp doanh cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. nhằm thực hiện hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, thông qua hoạt động mà không thành lập pháp nhân.

  • Nội dung của hợp đồng BCC

   Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, trong đó phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư 2014 như sau:

Tên. địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.

Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng

Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

   Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận những nội dung khác để đưa vào hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, việc thỏa thuận phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

  • Hình thức của hợp đồng BCC

   Các quy định của Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về hình thức của hợp đồng BCC. Tuy nhiên trong trường hợp dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư thì hợp đồng BCC phải bằng văn bản. Song, xét về hình thức của hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại khoản 2 Điều 504. Hình thức văn bản là hoàn toàn thích hợp với hợp đồng hợp tác kinh doanh, vì các chủ thể ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ chỉ theo hợp đồng trong một thời gian nhất định (khác doanh nghiệp còn có Điều lệ và các giấy tờ khác trong hồ sơ). Do vậy, nếu xác lập dưới hình thức lời nói hoặc hành vi, hợp đồng đó sẽ không bảo đảm được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh tại cơ quan tố tụng khi quyền lợi của một hoặc cả hai bên bị xâm phạm.

   3. Ưu và nhược điểm của hợp đồng BBC

     Ưu điểm

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.
  • Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau những điểm mạnh và bù đắp những điểm hạn chế trong quá trình sản xuất.
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc

     Nhược điểm:

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Ngoài ra, việc không thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
  • Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.
  • Pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.

     Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động