Mục Lục
ToggleĐối với các bạn sinh viên học ngành dược, sau khi học xong thường mong muốn có thể một nhà thuốc hoặc một
quầy thuốc cho riêng mình, đó cũng là mục đích cho việc học ngành dược. Tuy nhiên, không phải ai học qua lớp
khóa đào tạo dược là có thể tự mình mở một nhà thuốc hay quầy thuốc, mà điều đó còn phải phụ thuộc vào bạn có
đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để mở nhà thuốc hoặc quầy thuốc hay không.
Hiện nay có rất nhiều bạn gửi gmail đến cho bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi để hỏi về những điều kiện để
mở hiệu thuốc như thế nào? thủ tục có khắt khe không. Ngày hôm nay chúng tôi bộ phận tư vấn pháp luật của
CÔNG TY LUẬT Á CHÂU chọn ra một trong số các câu hỏi khách hàng đã gửi cho chúng tôi, để giải đáp và chia sẻ
cho những bạn cũng đang có những băn khoăn như sau:
“Mình vừa mới tốt nghiệp trường trường Đại Học Dược Hà Nội và đã có bằng tốt nghiệp và đã thực tập 1 năm tại
bộ phận dược của bệnh viện bạch mai. Nay em muốn tự mình mở một quầy thuốc tại nhà, nhưng em chưa năm rõ
về các thủ tục pháp lý để mở quầy thuốc, em cần luật sư tư vấn giúp e ạ.”
>> dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu đến bộ phận tư vấn pháp luật của Luật Á Châu. Sau đây là nội dung trả lời câu hỏi của bạn mà bộ phận tư vấn giải đáp như sau:
ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC
Để mở quầy thuốc, việc đầu tiên bạn cần có đó là “Chứng chỉ hành nghề Dược”. Để được cấp chứng chỉ hành nghề
dược bạn cần đáp ứng đủ những điều kiện đã được quy định tại điều 13 luật dược năm 2016, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Có Bằng dược sĩ
Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí
công việc và cơ sở kinh doanh dược như Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ), Bằng
tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa, Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ
truyền…..
Thứ hai, đã thực tập tại cơ sở được
Học phải đi đôi với hành, vì vậy điều kiện thứ hai là đã có thời gian thực tập tại các cơ sở dược như: tại cơ sở kinh
doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên
cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc
Thứ ba, Giấy chứng nhận sức khỏe
Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Thứ tư, Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành
nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Bên cạnh đó, Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều
kiện theo quy định tại Điều này.
Qua những điều kiện liệt kê trên đây như vậy có thể thấy bạn đã tốt nghiệp tại trường đại học dược hà nội và có
bằng dược sĩ và với kinh nghiệm thực tập 1 năm tại bộ phận dược của bệnh viện Bạch mai, bên cạnh đó bạn không
thuộc các trường hợp pháp luật quy định tại khoản 4 điều 13 luật dược thì như vậy bạn đã đáp ứng đủ chứng chỉ
hành nghề dược.
ĐIỀU KIỆN MỞ QUẦY THUỐC
Và theo điều 18 quy định Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc như sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định
tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp
Với những tiêu chí trên, thì xét thấy bạn đã đáp ứng đủ những tiêu chí mà pháp luật quy định, như vậy bạn đã đủ
điều kiện để mở một quầy thuốc cho mình
Trên đây chỉ là một trong những quy định của pháp luật về điều kiện mở nhà thuốc, ngoài ra còn có những quy định
chi tiết và cụ thể hơn về điều kiện mở nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc cho được quy định tại luật dược 2016. Để
được hiểu rõ hơn các bạn hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT Á CHÂU để được tư vấn miễn phí và tham khảo các
gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ.
Tham khảo thêm:
1.thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2.kinh doanh trà sữa và những điều cần biết
3.cách đặt tên doanh nghiệp
4.Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần