Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN

bt

NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN

Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp ra đời, Nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản thì rất lớn. Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư mỗi ngày có hơn  315 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Sau đây Luật Á Châu xin gửi đến những nguyên nhân doanh nghiệp bị phá sản và các giải pháp cho doanh nghiệp bị phá sản

Qua những thực tế có thể rút ra được các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém, phá sản của một doanh nghiệp như sau:

1. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào doanh số

Rất nhiều nhà doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô nhanh chóng.Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. Doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn,hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tổ chức và điều hành qui mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phát sinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị sao nhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có.

2. Quá tập trung đến tiện nghi của  công ty

Bất kể một tiện nghi nào thì nhà doanh nghiệp đều phải chi phí. Các nhà kinh doanh thành công đều bắt đầu từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến tiện nghi. Trước đây các nhà doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp kinh doanh phần lớn đều từ ngay căn hộ mình đang ở hay nhà kho, nhà để xe được tu sửa. Bây giờ quá nhiều doanh nghiệp trẻ khởi sự lại thích tiện nghi ngay từ ban đầu, thuê những văn phòng, trụ sở đắt tiền, sang trọng. Đó là chưa kể những tu sửa tốn tiền, mua sắm đồ dùng văn phòng cho hợp với sở thích của mình.Họ quá thiên lệch, thậm chí nhầm lẫn khi cho rằng thế mới là cách tạo uy tín nhanh chóng cho doanh nghiệp của mình. Thực ra họ ưa thích tiện nghi dường như quên mất rằng chính chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp mới tạo nên uy tín lâu dài của doanh nghiệp

3. Doanh nghiệp bị nợ quá nhiều

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nhận biết quá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khối lượng tín dụng phải hoàn trả mới là quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi quyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được.Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đòn quyết định làm cho doanh nghiệp chóng bị phá sản.

4. Sử dụng quá nhiều nhân viên

Chi phí cho nhân viên ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn và gần như cố định với các doanh nghiệp. Nếu không sử dụng và bố trí nhân viên hợp lí thì việc trả lương là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp có biến động xấu thì việc giảm kịp thời nhân viên sẽ cứu doanh nghiệp khỏi bị phá sản.Có thể các nhà quản lí vĩ mô, người làm chính sách chế độ không thích thú điều này nhưng thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp sớm giảm bớt nhân sự là những doanh nghiệp thành công. Khi một doanh nghiệp thất bại vì có quá nhiều nhân viên, người ta không quan tâm vì lí do xã hội hay không có khả năng quản lí và điều hành nhân viên.

Vậy làm cách nào để một doanh nghiệp phát triển tốt:

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tình trạng về doanh nghiệp phá sản, một số giải pháp cho doanh nghiệp phá sản như:

– Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó chú trọng giải quyết một cách thực chất, có hiệu quả những vấn đề có tác động lớn, trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như:

+ Tiếp tục cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

+ Đơn giản hóa, hợp lý hóa quy trình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

+ Giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ.

– Nghiên cứu đánh giá, dự báo các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng vận động, khả năng phát triển của các lĩnh vực đầu tư kinh doanh để có sự điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp.

– Giải pháp cho doanh nghiệp phá sản tiếp theo là hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa.

– Tăng cường chất lượng công tác hậu kiểm thông qua việc bổ sung nguồn lực con người, cải thiện hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành, giải quyết tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

– Đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách toàn diện (về khả năng tiếp cận các nguồn lực, năng lực quản trị, hoạch định chiến lược, ý thức tuân thủ pháp luật, đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp…) để nâng cao sức cạnh tranh.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động