Mục Lục
TogglePhí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là khoản phí, lệ phí khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ mà bạn muốn đăng ký.
Phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu căn cứ vào biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với 01 nhãn hiệu với 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ mức phí sẽ là:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm dịch vụ.
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ sản phẩm thứ 7 trở lên là: 120.000VNĐ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000VNĐ.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000VNĐ.
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000VNĐ.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với 01 nhãn hiệu có nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ mức phí sẽ là:
Bao gồm các khoản phí trên cộng thêm phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm thứ 2 trở đi.
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000VNĐ.
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở lên: 120.000VNĐ.
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn: 180.000VNĐ ( từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở lên công thêm 30.000VNĐ)
Các khoản phí, lệ phí trên sẽ được nộp tại cục Sở hữu trí tuệ nơi bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ.
Hình thức nộp chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: có thể nộp tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản theo số tài khoản của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ để đảm bảo cho khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình được cao hơn thì bạn có thể đăng ký dịch vụ tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký.
Trong quá trình nộp phí, lệ phí có những khoản phí mà có thể bạn không hiểu nó là phí gì. Dưới đây, Luật Á Châu sẽ giải thích thêm cho các bạn về quy định đối với các mức phí trên như sau:
Khi xử lý và tiếp nhận đăng ký sở hữu trí tuệ về đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ thì bước đầu tiên là phải thẩm định về hình thức đơn sau đó thẩm định đến nội dung của đơn.
Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là như thế nào?
Căn cứ Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
” 1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;
c) Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
d) Thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại điểm a khoản này.
Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều này bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.”
Như vậy, để đánh giá tính hợp lệ của đơn về hình thức thì đòi hỏi phải thẩm định hình thức của đơn xem đã đúng quy theo quy định chưa. Việc đánh giá này cũng dẫn tới phát sinh phí và lệ phí vì sẽ mất thời gian và công sức.
Khi đánh giá thì sẽ có trường hợp đơn hợp lệ và trường hợp đơn không hợp lệ. Đối với trường hợp đơn không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận đơn sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn và yêu cầu cá nhân/tổ chức nộp đơn sử những sai sót và sau đó nộp lại trong khoảng thời gian quy định.
Trong khoảng thời gian đó không chỉnh sửa hoặc sửa những sai sót thì cơ quan tiếp nhận đơn ra thông báo từ chối đơn.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là như thế nào?
Căn cứ Điều 114 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định.
“ 1. Những đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sau đây được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng:
a) Đơn đăng ký sáng chế đã được công nhận là hợp lệ và có yêu cầu thẩm định nội dung nộp theo quy định;
b) Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp lệ.
Đơn đăng ký thiết kế bố trí không được thẩm định nội dung.”
Như vậy, sau khi thẩm định về hình thức đơn hợp lệ và được công nhận hợp lệ thì mới thẩm định nội dung của đơn.
Thế nào là nhóm hàng hóa/dịch vụ trong đăng ký nhãn hiệu.
Hàng hóa/dịch vụ khi đăng ký sở hữu trí tuệ về bảo hộ sẽ được phân loại, sắp xếp theo từng nhóm sản phẩm/dịch vụ theo “Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-Xơ phiên bản 11-2022”
Trong đó bao gồm 45 nhóm, mỗi nhóm chứa nhiều danh mục hàng hóa/dịch vụ.
Ví dụ:
Như vậy, mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ sẽ gồm những hàng hóa/dịch vụ có tính chất gần giống nhau sẽ được phân vào 1 nhóm. Trong 1 nhóm thì gồm nhiều sản phẩm/hàng hóa.
Khi đăng ký bảo hộ thì phí, lệ phí sẽ tính trên số nhóm; số sản phẩm trong nhóm của cá nhân/ tổ chức muốn đăng ký.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Á Châu.
Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại mỗi Tổ chức đều khác nhau, theo đó nếu khách hàng quan tâm thì có thể liên hệ trực tiếp với Luật Á Châu để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Á Châu.
Hotline/ tư vấn: 0967.932.555 – 0965.778.000
Email: congtyluatachau@gmail.com
Website: luatachau.vn