Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

bt

   Việc các công ty lớn của nước ngoài muốn đặt chi nhánh, mở rộng thị trường tại Việt Nam khá phổ biến. Vậy việc thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần những điều kiện gì, thủ tục và trình tự ra sao? Luật Á Châu sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về vấn đề này.


   1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công ty mẹ có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, đăng kí ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Khi muốn thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
      – Một là, Ngành nghề kinh doanh, buôn bán phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ và không vi phạm vào ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014:

   Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
   1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
   a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
   b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
   c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
   d) Kinh doanh mại dâm;
   đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
   e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
   2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

        • Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1: Đây là một loại chất kích thích rất nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến não, trong trường hợp nguy hiểm hơn nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra chết người. Chính vì mức độ nguy hiểm này mà Nhà nước đã đưa chất ma túy vào danh sách các mặt hàng cấm kinh doanh.
        • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2: Các loại hóa chất và khoáng vật mang một đặc tính nhất định và có khả năng tạo ra chất mới khi có phản ứng hóa học xảy ra. Kết quả của phản ứng này nếu không là các chuyên gia thì sẽ không biết được mức độ nguy hiểm của nó. Có những loại hóa chất, ngay từ đầu đã mang đặc tính của một chất kịch độc, mức độ nguy hiểm rất cao dù là một lượng nhỏ, ví dụ các chất khí gây bỏng chứa lưu huỳnh. Các loại hóa chất, khoáng sản được pháp luật đưa vào danh sách cấm nhằm hạn chế tối đa nhất mức độ gây hại từ nó, để đảm bảo an toàn cho xã hội.
        • Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã: theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này:Các loại thực vật, động vật quý hiếm từ rất lâu đã được nhà nước và các ban bộ ngành có liên quan đưa ra các biện pháp để bảo tồn và duy trì nòi giống. Việc kinh doanh buôn bán các loài thực vật, động vật quý hiếm hoặc nguy hiểm là hành động tàn phá tự nhiên, gây nguy hiểm cho chính xã hội. Vì vậy, hoạt động kinh doanh thực vật, động vật trong danh sách quy định của pháp luật bị cấm và đưa ra nhiều biện pháp xử phạt nghiêm khắc.
        • Kinh doanh mại dâm: Như đã biết, đối tượng mại dâm khá đa dạng hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời việc mại dâm là con đường dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội, ví dụ như con đường lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồi bại gia phong, thuần phong mỹ tục của con người trong xã hội hiện nay. Chính vì thế, loại hình kinh doanh này bị pháp luật cấm để đảm bảo môi trường xã hội trong sạch, chuẩn mực đạo đức xã hội.
       • Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người: Đây bị coi là hành động man rợ, không có tính người của những đối tượng bị đồng tiền làm mờ mắt mà sẵn sàng làm những việc này. Việc sử dụng bộ phận, cơ thể người chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu hoặc dùng để cứu người khi cá nhân đó muốn hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi mất.
       • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người: Việc phát triển sinh sản vô tính trên người được coi là bước nhảy vọt của khoa học, giúp đỡ nhiều trường hợp éo le. Tuy nhiên, để đưa việc này vào kinh doanh thì hoàn toàn phản khoa học, làm mất đi sự tự nhiên trong quá trình sinh sản và sự thiêng liêng về quan hệ mẹ con.
       • Kinh doanh pháo nổ: Pháo nổ là một sản phẩm chứa thuốc pháo được chế tạo bằng công nghệ khác nhau, đồng nghĩa với việc tạo ra phản ứng nổ là khác nhau, hậu quả mức độ nguy hiểm khác nhau. Hơn nữa, pháo nổ được xét vào một trong các loại vật liệu nổ bị cấm lưu hành.

      – Hai là, Đã hoạt động từ đủ 5 năm trở lên kể từ ngày thành lập hoặc đăng kí kinh doanh.

   2. Thủ tục, trình tự thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi công ty mẹ có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo các điều kiện để thành lập chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ sau theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014.
   Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
   1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
   2. Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
   3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
   4. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
   5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
   6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
     Các loại hồ sơ giấy tờ:
• Quyết định thành lập chi nhánh công ty
• Bản đăng kí giấy phép hoạt động chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
• Bản sao công chứng giấy chứng nhận đầu tư công ty mẹ
• Bản sao công chứng điều lệ công ty có vốn đầu tư nước ngoài
• Bản sao công chứng quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
• Giấy tờ cá nhân của người được bổ nhiệm đứng đầu chi nhánh: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
• Văn bản chấp thuận của nhà đầu tư nước ngoài
• Giấy chứng nhận đầu tư của công ty mẹ (nếu có yêu cầu)
• Hợp đồng công chứng thuê văn phòng đặt trụ sở của chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
• Các giấy tờ liên quan khác được dịch sang tiếng việt và được hợp pháp hóa lãnh sự
• Số lượng: 01 bộ
     Trình tự, thủ tục:
– Hồ sơ trên sẽ được nộp tại sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt chi nhánh. Tại đây, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt chuẩn theo quy định thì sẽ được cấp phép hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền để cấp phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
– Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề không có điều kiện, tức là không phải các ngành nghề đặc biệt cần phải đảm bảo điều kiện riêng biệt thì thời gian hoàn thành thủ tục trên là sau 4 – 6 ngày bao gồm thủ tục khắc con dấu của chi nhánh.
– Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì thủ tục xin thành lập chi nhánh công ty sẽ lâu hơn, thường kéo dài từ 30 – 45 ngày. Bởi ngoài việc phê duyệt hồ sơ thì còn phải thẩm tra và xin quyết định của các ban ngành chuyên môn.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

   Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.
   Trân trọng!
————-o0o—————
Công ty TNHH Luật Á Châu
VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86
Webside: achaulaw.com.vn
Email: achaulaw@gmail.com
Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động