Mục Lục
ToggleThành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thủ tục đơn giản và nhanh hơn việc thành lập công ty 100% vốn nước
ngoài hoặc thành lập công ty liên doanh. Đây lựa chọn của đa phần các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư
kinh doanh tại thị trường Việt Nam khi mới bước chân vào thị trường. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc
một số vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập chi nhánh nước ngoài.
1.Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh
thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này
công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có
quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước
ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi
nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
2.Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị thành lập
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hợp pháp hoá lãnh sự- dịch thuật công chứng tư pháp)
– Điều lệ hoạt động của chi nhánh
– Văn bản bổ nhiệm trưởng chi nhánh đồng thời trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động
– Báo cáo tài chính có kiểm toán trong năm gần nhất. (dịch thuật công chứng tư pháp)- 3 bản
– Hộ chiếu (hoặc CMND) sao y của người đứng đầu chi nhánh.
Bài viết tham khảo:
Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
Hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài
Các bước thành lập văn phòng đại diện nước ngoài