Mục Lục
ToggleKhi thành lập doanh nghiệp xã hội cần phải lưu ý đến mục tiêu xã hội, môi trường mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Đây là sứ mệnh, là nhiệm vụ của doanh nghiệp xã hội.Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội so với các loại hình
doanh nghiệp khác có gì khác nhau không? Luật Á Châu sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đăng ký thành lập
doanh nghiệp xã hội.
1.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
-Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội dự kiến thành lập.
-Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
-Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.
Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Lưu ý về cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
– Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp nội dung Cam kết thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi.Thời hạn thông báo là 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi .
Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Nội dung thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
+ Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
+ Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
+ Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hàng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
+ Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân. Nguyên tắc và phương
thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông
thường (nếu có).
+ Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của
thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
.
Bài viết tham khảo:
THủ tục thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh có yếu tố nước ngoài
Thành lập công ty cổ phần