Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO

bt

Qua các biện pháp bảo đảm bảo, người có quyền có thể chủ động yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng đã kí kết trước đó. Để làm được điều này, các bên phải thực hiện công việc đăng kí biện pháp bảo đảm ở các cơ quan có thẩm quyền. Vậy để yêu cầu đăng kí biện pháp bảo đảm cho hợp đồng mua bán của doanh nghiệp thì phải làm như thế nào mới hợp pháp? Luật Á Châu sẽ giúp các bạn tìm hiểu vấn đề này.

1.Căn cứ pháp lý

-Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2017.

-Thông tư 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ Tư pháp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 8 năm 2018.

-Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.

2. Các biện pháp bảo đảm phải đăng kí 

Theo quy định của pháp luật có 04 biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký bao gồm:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

– Thế chấp tàu biển.

Ngoài ra, còn có 3 biện pháp bảo đảm cũng phải đăng ký khi có yêu cầu, gồm:

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

3.Thủ tục đăng kí biện pháp bảo đảm

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Hiện nay việc đăng kí biện pháp đảm bảo có thể được thực hiện thông qua trực tuyến hoặc thực hiện theo thủ tục luật định.

3.1. Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi đăng kí biện pháp đảm bảo cho hợp đồng mua bán của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật. Hồ sơ cơ bản bao gồm:

Thủ tục đăng kí biện pháp đảm bảo
Thủ tục đăng kí biện pháp đảm bảo

-Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm theo văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tài sản.

-Phiếu yêu cầu đăng kí biện pháp đảm bảo (01 bản chính).

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

3.2. Nộp hồ sơ

– Nếu thực hiện việc đăng kí qua hình thức trực tuyến thì Điều 56 Nghị định 102/2017 NĐ-CP quy định việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

“1.Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;

2.Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;

3.Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này.”.

– Nếu không phải đăng kí trực tuyến thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

+ Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề cần đăng kí thông qua một trong các cách thức: trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền, qua đường bưu điện, qua thư điện tử (nếu được cấp mã số sử dụng)

Ví dụ: với đăng kí về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, phải nộp hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hay Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản.

+ Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, kiểm tra thông tin và ghi nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

+ Trả văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

3.3.Thời hạn giải quyết việc đăng kí biện pháp đảm bảo

Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

 Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

   Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động