Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

THUẾ PHẢI NỘP KHI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

bt

Thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần là điều luật quy định bắt buộc nhưng không ít người không biết điều đó. Luật Á Châu với bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách kê khai và  tính thuế phải nộp khi chuyển nhượng vốn.

Thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

1- Cách tính thuế phải nộp khi chuyển nhược cổ phần

Trong Công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần được gọi là cổ đông. Như vậy chuyển nhượng cổ phần là cổ đông chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của mình trong công ty cổ phần. Khi chuyển nhượng như vậy sẽ làm phát sinh thuế thu nhập cá nhân của cổ đông chuyển nhượng cổ phần.

Căn cứ điểm a,b Khoản 4 Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 thì thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần trong công ty Cổ phần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Số thuế thu nhập phải nộp được xác định theo:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng cổ phần từng lần X

Thuế suất 0,1%

Giá chuyển nhượng cổ phần là giá trị ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Do đó mỗi lần cá nhân chuyển nhượng cổ phần thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.

Khoản thuế này cá nhân có thể trực tiếp nộp hoặc ủy quyền cho công ty nộp thay.

2- Phương thức nộp và kê khai thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

Sau 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực, cá nhân chuyện nhượng phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân sau đó nộp thuế.

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp nộp thuế thay thì doanh nghiệp cũng phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân thời gian nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông.

Phạt vi phạm hành chính đối với việc không kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 13 nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:

“ Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
  4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
  6. b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  7. c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  8. d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này

Như vậy, sau khi chuyển nhượng cổ phần bạn cần lưu ý đến việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân để tránh bị ra thông báo xử phạt của cơ quan quản lý thuế.

Với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Luật Doanh nghiệp, Thương Mại, Đầu Tư, Sở hữu trí tuệ.

Hàng năm, Luật Á Châu với đội ngũ chuyên viên/tư vấn viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Doanh nghiệp đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vì vậy, Luật Á Châu tự hào là một trong những Doanh nghiệp tư vấn uy tín, luôn mang lại những giá trị cao nhất cho khách hàng của mình.

Hãy gọi chúng tôi nếu bạn cần.

Điện thoại tư vấn doanh nghiệp: 0967932555

Điện thoại tư vấn luật sư: 0968565479

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động