Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

ƯU/ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

bt

Hiện nay, một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn hàng đầu là CÔNG TY CỔ PHẦN. Vậy câu hỏi đặt ra là “Công ty cổ phần có những ưu/nhược điểm gì?”. Sau đây, Luật Á Châu sẽ giải đáp câu hỏi trên để các bạn hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

Trước tiên,  ta cần phải hiểu “công ty cổ phần” là gì?

Công ty cổ phần: là mô hình công ty có sự liên kết góp vốn vốn của nhiều tổ chức, cá nhân. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành ra thị trường nhằm huy động vốn. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.  Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Từ quy định trên, có thể thấy công ty cổ phần có những ưu điểm nổi trội so với các loại hình doanh nghiệp khác như sau:

Thứ nhất, khi thành lập chỉ quan tâm đến vốn góp, mà không đặt ra những điều kiện về cổ đông.

Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài; không giới hạn số lượng cổ đông tối đa do đó, để trở thành thành viên của công ty cổ phần đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ hai, trách nhiệm của cổ đông đối với công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào doanh nghiệp (số cổ phần mình đã đăng ký mua); Loại hình doanh nghiệp này khá an toàn cho thương nhân bởi nó hạn chế được rủi ro trong các trường hợp làm ăn thua lỗ.

Thứ ba, cổ đông có quyền tư do chuyển nhượng phần cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp

“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.” theo khoản 3 Điều 119 và “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.” theo khoản 1 điều 126 của luật Doanh nghiệp 2014.

Thứ tư, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi và linh hoạt mà không một loại hình doanh nghiệp nào có được đó là vừa có thể phát hành cổ phiếu, vừa có thể phát hành trái phiếu.

Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty cổ phần cũng có những điểm hạn chế:

Một là, do số lượng cổ đông rất lớn nên việc tổ chức và điều hành công ty rất phức tạp và có thể hình thành nên các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích gây mất đoàn kết thậm trí là bài trừ nhau.

Hai là, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì việc thành lập và quản lý của công ty cổ phần phức tạp dơn do chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là về chế độ tài chính và kế toán.

Ba là, mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp.

Bốn là, Do các cổ đông có quyền được cung cấp thông tin như tóm tắt Báo cáo tài chính, quyết định của Đại hội cổ đông, thông báo về quyết định của hội đồng quản trị, và thậm chí cả của Giám đốc (Tổng Giám đốc) nên các bí mật, chiến lược kinh doanh không được đảm bảo tuyệt mật.

Năm là, khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.

Trên đây là những ưu/nhược điểm của công ty cổ phần. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thêm những hiểu biết về loại hình doanh nghiệp này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu còn những điều vướng mắc xin vui lòng liên hệ với Luật Á Châu để được tư vấn trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ các bạn!


Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động