Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỰC VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

bt

Khi tiến hành kinh doanh sản xuất thực phẩm thì các nhân, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu để đảm bảo vệ sinh ATTP. Sau đây, Luật Á Châu xin gửi tới quy định về yêu cầu kiến thức với người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Căn cứ pháp lý

Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT về việc ban hành quy định yêu cầu kiến thức về  vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Yêu cầu chung của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm không làm ô nhiễm thực phẩm trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm, cụ thể:

  • Phải giữ vệ sinh cá nhân tốt
  • Không mắc các bệnh có thể gây ô nhiễm thực phẩm
  • Có kiến thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chấp hành các thao tác vận hành theo đúng quy trình sản xuất.

2. Kiến thức, thực hành vệ sinh ATTP của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2.1. Điều kiện chung về kiến thức

-Cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

-Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng. Hoặc bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2. Các kiến thức cơ bản là điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

-Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng …).

– Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacture Practice), thực hành vệ sinh tốt (GHP – Good Hygiene Practice), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point).

– Các kiến thức chuyên ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Sức khoẻ của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đều phải khám sức khoẻ và cấy phân tìm người lành mang trùng trước khi tuyển dụng và theo qui định của Bộ Y tế.
Những ngựời đang bị mắc các bệnh nhiễm trùng theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.
Việc khám sức khỏe phải được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên.

Trên đây là quy định về Yêu cầu kiến thức với người trực tiếp kinh doanh, sản xuất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động