Yêu cầu dịch vụ

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

5 Bước Trong Thực Hiện Giao Dịch Mua, Bán Bất Động Sản.

bt

5 Bước trong thực hiện giao dịch mua, bán Bất động sản là một quy trình khá phức tạp và có nhiều rủi ro trong pháp lý khi giao dịch. Vì vậy đòi hỏi trước khi thực hiện giao dịch chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ, nên có sự tư vấn từ những chuyên gia luât. Hôm nay thông qua bài viết này, Luật Á Châu xin được hướng dẫn quý khách quy trình thực hiện mua bán bất động sản.

5 Bước trong thực hiện giao dịch mua, bán Bất động sản

Trước khi thực hiện giao dịch mua bán Bất động sản thì ta nên tìm hiểu “Bất động sản” là gì?

Bất động sản theo nghĩa pháp lý là các tài sản không thể di dời được bao gồm:

  • Đất đai
  • Nhà ở
  • Công trình xây dựng gắn liền với đất đai (nhà xưởng, kho tàng, công trình xây dựng…)
  • Các tài sản khác: cây lâu năm, vật kiến trúc…

Như vậy khi thực hiện mua bán bất động sản thì ta phải xác định là thực hiện mua bán những gì, quyền sử dụng đất hay cả tài sản trên đất.

Bước 1: Thẩm định tình trạng pháp lý của Bất động sản.

Đây là việc quan trọng nhất trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán bất động sản. Để đảm bảo giao dịch thành công và tránh những rủi ro thì ta phải thẩm định được tính pháp lý của bất động sản đó.

Khảo sát nhiều mặt, trực tiếp kiểm tra cụ thể về diện tích, vị trí, tọa độ, tài sản trên đất…

Kiểm tra tình trạng tranh chấp (có hay không có tranh chấp của bất động sản)

Kiểm tra tình trạng hạn chế giao dịch của bất động sản như: có đang bị quy hoạch, kê biên, thế chấp tại ngân hàng, thế chấp vay khác, có đang cho thuê, cho mượn…

Kiểm tra trạng thái thực tế: ai đang quản lý, ai đang sử dụng, ai đang thuê, ai đang khai thác tài sản trên đất hay không.

Bước 2: Đàm phán giá và đặt cọc.

Đàm phán trước khi đặt cọc và tiến hành ký kết hợp động mua bán.

  • Giá mua
  • Phương thức thanh toán.
  • Phương thức giao tiền.
  • Phương thức giao nhận nhà.
  • Các khoản phí, thuế bên nào phải chịu.

Tiến hành đặt cọc:

Đặc cọc là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nhằm bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Việc đặt cọc được thông qua hợp đồng đặt cọc trong đó lưu ý phải ghi rõ mục đích đặt cọc, đối tượng đặt cọc để đảm bảo, xử lý đặt cọc khi giao dịch thành hoặc giao dịch không thành.

Bước 3: Ký kết hợp đồng – Bàn giao giấy tờ.

Theo quy định của luật đất đai 2013 thì mua bán bất động sản bắt buộc phải thực hiện thông qua hợp đồng mua bán công chứng. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng mua bán công chứng các Bên phải xác định rõ khi đã ký kết hợp đồng là tại thời điểm đó đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của các Bên.

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán cần lập biên bản bàn giao giấy tờ gốc liên quan đến quyền sử dụng bất động sản trên.

Bước 4: Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Quyền sở hữu, sử dụng chỉ được xác lập khi thực hiện đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đó là bước chuyển dịch quyền từ người bán sang người mua.

Bước 5: Thực hiện giao tiền và bàn giao bất động sản.

Bước cuối cùng là bên bàn giao tiền và bên kia bàn giao tài sản.

Đây có thể xem là bước cuối cùng của giao dịch mua bán bất động sản. Lưu ý là khi giao tiền chúng ta cũng nên lập biên bản giao nhận đầy đủ, có thể có người làm chứng, thời điểm giao, địa điểm giao, phương thức giao tiền…

Sau đó làm thủ tục nhận tài sản. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp không bàn giao tài sản tại thời điểm mua bán, sau đó một thời gian mới yêu cầu bàn giao thì khi đó có những phát sinh như người đang sống trên đó gây khó dễ, không bàn giao dẫn tới khó khăn trong quá trình tiếp nhận sử dụng…

Trên đây là 5 bước cho một giao dịch mua – bán bất động sản, chúng ta không nên chủ quan và bỏ qua một bước nào trong 5 bước trên.

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Sự kiện pháp lý là gì?

Sự kiện pháp lý là gì? Trong mỗi xã hội, hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều