Yêu cầu dịch vụ

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP NĂM 2024

bt

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp năm 2024 gồm 05 giai đoạn. Trong đó mỗi giai đoạn là một thủ tục mà ta cần nắm rõ trước khi quyết định thành lập một Công ty/doanh nghiệp. Để bạn nắm được thủ tục đó qua bài viết này Luật Á Châu sẽ hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục thành lập công ty để Quý khách có thể có một pháp nhân hoàn thiện phục vụ cho quá trình kinh doanh.

thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty năm 2024

Quy trình, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2024:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết.

Khi thành lập Công ty thì yêu cầu phải có đầy đủ thông tin theo quy định như:

1- Loại hình doanh nghiệp:

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp có 05 loại hình doanh nghiệp/công ty có thể chọn khi thành lập Công ty như:

  • Doanh nghiệp thư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty Cổ phần.

Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm của từng loại hình. Vì vậy trước khi thành lập nên tìm hiểu rõ từng loại hình trên để lựa chọn cho phù hợp với định hướng pháp triển, mục đích hoạt động sau này của doanh nghiệp.

2- Tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp là yếu tố liên quan đến việc nhận diện doanh nghiệp sau này. Ngoài ra tên doanh nghiệp còn gắn với cả thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Vì vậy, khi đặt tên công ty nên đặt ngắn gọn, dễ nhớ, không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó. Tên doanh nghiệp nên thể hiện ngành nghề kinh doanh để nhận biết một cách ấn tượng và dễ nhớ.

3- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

  • Ngành nghề kinh doanh chính là định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi thành lập nhưng mã ngành để đăng ký khi thành lập sẽ được quy định trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam theo “Quyết định 27/2018/QĐ-TTg”.
  • Việc đăng ký mã ngành kinh doanh sẽ quyết định doanh nghiệp được phép kinh doanh trong lĩnh vực gì và phải đăng ký thì mới được phép hoạt động kinh doanh.
  • Chính vì thế bạn cần xác định rõ tất cả các ngành nghề mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới và trong tương lai.
  • Ngoài ra có rất nhiều ngành ngoài đăng ký mã ngành còn có những quy định riêng của từng ngành hay còn được gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có nghĩa là muốn được hoạt động kinh doanh trong ngành đó thì cần phải đạt được những quy định do ngành đó quy định và phải xin giấy phép hoạt động trong ngành đó.

4- Địa chỉ đặt trụ sở công ty.

  • Trụ sở của Công ty yêu cầu phải rõ, có thể liên lạc được và nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở phải xác định được gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường hoặc thôn, xóm, ấp, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố.
  • Trụ sở Công ty không được đặt tại nhà tập thể, chung cư.

5- Vốn điều lệ.

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp quy định trong một thời gian nhất định (không được quá 90 ngày kể từ ngày cam kết góp hoặc từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) khi thành lập doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ khi góp có thể là tiền, tài sản khác như (quyền sở hữu trí tuệ, bất động sản…)

6- Tỷ lệ góp vốn của các thành viên/cổ đông.

Xác định tỷ lệ góp vốn của từng thành viên (đối với công ty TNHH); số cổ phần nắm giữ của từng cổ đông (đối với công ty Cổ phần) khi những người trực tiếp sở hữu vốn của công ty góp, đăng ký kể từ lúc mới thành lập.

7- Người đại diện theo pháp luật.

  • Theo luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều hơn 1 người đại diện pháp luật.
  • Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp/công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể là người sở hữu vốn của doanh nghiệp hoặc không nhất thiết phải sở hữu vốn doanh nghiệp.
  • Thông thường, chức danh người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc/tổng giám đốc.

8- Thông tin điện thoại/Email.

Doanh nghiệp khi thành lập nên đăng ký thông tin điện thoại, email để có những phương thức liên hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý; giữa doanh nghiệp với các đối tác.

Giai đoạn 2: Soạn thảo hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị xong các thông tin cần thiết tại “Giai đoạn 1” thì tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh để soạn hồ sơ. Mỗi loại hình sẽ có những quy định riêng và được quy định tại “Nghị định 01/2021/NĐ-CP – về đăng ký doanh nghiệp” thông thường sẽ có các loại hồ sơ sau:

1- Giấy đề nghị đăng ký công ty.

Mẫu giấy đề nghị đăng ký khi thành lập công ty được quy định tại “thông tư 01/2021/TT-BKHĐT – hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp” trong đó thể hiện các thông tin, nội dung cần khai báo khi thành lập.

2- Dự thảo điều lệ.

Dự thảo điều lệ được thể hiện dưới dạng văn bản chứa nội dung trong đó là sự thỏa thuận và đi đến thống nhất giữa các thành viên (đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên); cổ đông (đối với Công ty cổ phần) cũng được soạn dựa trên căn cứ của quy định bởi pháp luật (luật doanh nghiệp; luật kế toán; luật thuế; luật lao động….).

Điều lệ đảm bảo đủ các nội dung và tuân theo quy định của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội và thể hiện sự thống nhất của các thành viên, cổ đông và bao gồm các nội dung trong suốt quá trình từ khi đăng ký thành lập, hoạt động cho đến khi giải thể.

3- Danh sách thành viên/cổ đông.

Danh sách thành viên/cổ đông liệt kê đầy đủ thông tin của các thành viên, cổ đông trong đó thể hiện họ tên; thông tin CCCD; địa chỉ; số vốn góp; ngày góp; chữ ký… để căn cứ vào đó xác định hình thành quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông sáng lập khi quyết định thành lập Công ty.

4- Giấy ủy quyền sở hữu vốn góp trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là pháp nhân.

Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ và nộp phí.

Nộp hồ sơ là thủ tục gửi toàn bộ hồ sơ đã soạn ở trên lên cơ quan Nhà nước nơi quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận và công nhận một pháp nhân được hoạt động hợp pháp.

Trong đăng ký thành lập công ty là nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư trực thuộc địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động.

Người thực hiện đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online qua cổng đăng ký quốc gia bao gồm các hồ sơ đã chuẩn bị ở trên và đã đầy đủ chữ ký theo quy định bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập.
  • Điều lệ.
  • Danh sách thành viên/cổ đông.
  • CCCD của các thành viên/cổ đông, người đại diện pháp luật.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy ủy quyền quản lý vốn góp (trong trường hợp thành viên/cổ đông là pháp nhân tham gia góp vốn).

Sau khi nộp hồ sơ xong phải tiến hành nộp phí đăng ký thành lập theo quy định.

Giai đoạn 4: Làm dấu pháp nhân.

  • Thiết kế mẫu dấu.

Theo luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trước việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp nên việc khắc dấu tùy thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Bạn có thể khắc dấu theo thiết kế riêng của doanh nghiệp, hình dạng của con dấu cũng như những thiết kế có thể theo cách riêng của từng doanh nghiệp.

  • Khắc dâu.

Cần chuẩn bị bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu dấu (nếu có) đến đơn vị có chức năng được hoạt động khắc dấu để thực hiện khắc dấu cho doanh nghiệp của bạn.

Giai đoạn 5: Thủ tục sau khi thành lập.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bạn đã có pháp nhân và lúc đó là thời điểm pháp nhân bắt đầu có hiệu lực. Việc đó kéo theo bạn sẽ bị quản lý và phải hoạt động theo quy định của luật đối với doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần nắm được những quy định đó để tránh bị phạt hoặc có thể dẫn tới bị đóng mã số doanh nghiệp, bị thu hồi mã số doanh nghiệp.

1- Treo biển công ty.

Treo biển tại địa chỉ nơi công ty đăng ký hoạt động, biển công ty phải thể hiện đầu đủ các nội dung như:

  • Tên công ty.
  • Mã số doanh nghiệp.
  • Địa chỉ.
  • Kích thước biển theo quy định.
  • Vị trí treo biển: tại nơi có thể nhìn rõ từ bên ngoài.
  • Đăng ký chữ ký số và hóa đơn điện tử.

Kể từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là bạn đã có pháp nhân và bạn có thể đăng ký chữ ký số (là thiết bị để khai báo thuế, để hỗ trợ trong việc xuất hóa đơn, khai báo hải quan, khai báo bảo hiểm xã hội….) sau đó đăng ký hóa đơn điện tử phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh.

2- Đăng ký tài khoản ngân hàng.

Mỗi doanh nghiệp nên đăng ký ít nhất 01 tài khoản ngân hàng để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như: nộp thuế điện tử, nộp phí, lệ phí, giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác…

3- Đăng ký thuế.

Đăng nhập hệ thống thuế điện tử với tài khoản đã được cơ quan thuế cung cấp để tiến hành khai báo, đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế tại trang thuế điện tử https://thuedientu.gdt.gov.vn.

4- Nộp thuế môn bài.

  • Nộp tờ khai thuế môn bài theo mẫu số 01/LPMB kèm theo thông tư 80/2021/TT-BTC.
  • Nộp thuế môn bài: thuế môn bài phải nộp căn cứ vào số vốn điều lệ đăng ký.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên mức đóng lệ phí môn bài là 3.000.000VNĐ/năm.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng mức đóng lệ phí môn bài là 2.000.000VNĐ/năm.
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh mức lệ phí đóng môn bài là 1.000.000VNĐ/năm.

5- Đăng ký mã số bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp mới thành lập cần đăng ký mã số bảo hiểm cho doanh nghiệp để sau đó khai báo bảo hiểm cho người lao động của doanh nghiệp.

6- Đăng ký thông tin khai hải quan.

Liên hệ với cơ quan cung cấp dịch vụ chữ ký số để đăng ký thông tin khai hải quan (nếu phát sinh).

7- Xây dựng sơ đồ tổ chức.

Căn cứ vào điều lệ, căn cứ vào hoạt động thực tiễn, doanh nghiệp nên xây dựng sơ đồ tổ chức cho công ty để có đường lối, chính sách hoạt động hiệu quả.

  • Xây dựng quy chế hoạt động cho các phòng ban.
  • Đăng ký hoạt động cho các mã ngãnh có điều kiện.

thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty năm 2024

Một số lưu ý khi làm thủ tục thành lập công ty.

  1. Xác định loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập.
  2. Xây dựng bộ điều lệ riêng của doanh nghiệp, không nên dùng điều lệ mẫu của các doanh nghiệp khác vì sẽ không thể hiện đúng được bản chất doanh nghiệp của bạn.
  3. Đăng ký đúng số vốn của từng thành viên/cổ đông góp vốn khi thành lập vì số vốn góp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của từng thành viên/cổ đông.
  4. Cung cấp giấy xác nhận góp vốn với đúng số vốn góp, đúng thời điểm góp vốn cho từng thành viên/cổ đông.
  5. Thông báo thay đổi đúng thời hạn khi có sự thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp.

  1. Phí thành lập doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền?
  2. Thời gian thành lập mất bao nhiêu lâu?
  3. Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp?
  4. Khi đăng ký thành lập nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?
  5. Nộp hồ sơ thành lập ở đâu?
  6. Nộp hồ sơ thành lập cần những giấy tờ gì?
  7. Thuế môn bài phải đóng bao nhiêu?
  8. Khi hoạt động doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế gì?

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi bạn chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp, để có thể được giải đáp và tư vấn trước khi thành lập bạn nên liên hệ với một đơn vị như Luật Á Châu. Là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, với sự am hiểu về luật sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của bạn để bạn có thể đưa ra những quyết định đúng nhất trong quá trình thành lập ban đầu cũng như hoạt động sau này của doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật Á Châu.

Luật Á Châu là một trong những đơn vị tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp uy tín, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm. Hoạt động gần 10 năm trong lĩnh vực tư vấn, hàng năm chúng tôi thành lập cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn cả nước vì vậy Luật Á Châu tự tin là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay, Luật Á Châu cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói với các gói dịch vụ như sau:

phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói thủ tục thành lập công ty

Facebook:

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Sự kiện pháp lý là gì?

Sự kiện pháp lý là gì? Trong mỗi xã hội, hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều