Hotline tư vấn:

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

bt
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp, là việc hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp, việc tiếp theo cần làm rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Dưới đây là danh sách những việc cần thực hiện những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.
VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1. Khắc dấu:

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần khắc dấu. Dấu doanh nghiệp được sử dụng trong các giao dịch, hợp đồng và giấy tờ liên quan.

2. Mở tài khoản ngân hàng:

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại. Việc này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài chính và thực hiện các giao dịch thanh toán. Thủ tục mở tài khoản yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh thư của người đại diện.

3. Đăng ký t.huế:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký th.uế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm các bước như đăng ký mã số t.huế, đăng ký th.uế môn bài, và đăng ký hình thức kế toán. Doanh nghiệp cũng cần thiết lập hệ thống sổ sách kế toán phù hợp theo quy định.

4. Nộp tờ khai th.uế ban đầu:

Doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế ban đầu trong thời hạn nhất định sau khi thành lập. Trong đó, bao gồm tờ khai thu.ế giá trị gia tăng (GT.GT), tờ khai th.uế môn bài, và tờ khai thu.ế thu nhập doanh nghiệp…

5. Phát hành hóa đơn:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị và phát hành hóa đơn GTGT nếu có nhu cầu sử dụng. Quy trình bao gồm việc đăng ký mẫu hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế.

6. Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động

Nếu doanh nghiệp có thuê lao động, việc đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên là bắt buộc. Thủ tục này được thực hiện tại cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương và tuân thủ quy định pháp luật về bảo hiểm.

7. Tạo lập website và các kênh truyền thông

Ngày nay, việc sở hữu một website chuyên nghiệp và các kênh truyền thông (như mạng xã hội, blog,…) giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu. Đăng ký tên miền và xây dựng website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến.

8. Thiết kế biển công ty:

Biển công ty thiết kế phải theo đúng quy định của pháp luật, phải đầy đủ thông tin tên doanh nghiệp; địa chỉ; mã số thuế; nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

9. Chứng nhận góp vốn:

Chứng nhận góp vốn cho các cổ đông/thanh viên công ty khi họ góp vốn.
Việc thành lập doanh nghiệp chỉ là bước đầu trong hành trình khởi nghiệp. Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết và xây dựng nền móng vững chắc để phát triển. Những việc này tuy tốn thời gian nhưng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và vận hành hiệu quả trong tương lai.
————————
Liên hệ để được tư vấn
Điện thoại : 0963.81.84.86 – 0965.778.000.
Tư vấn luật sư : 0967.932.555

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Thành Lập Công Ty Logistics

Thành lập công ty logistics là điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động được trong lĩnh vực logistics. Mà hiện nay logistics

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Con

Thủ tục thành lập công ty con trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc mở rộng hoạt động