Yêu cầu dịch vụ

0963.81.84.86 - 0986.11.84.84 - 0965.778.000

Địa chỉ

Ngõ 2 Đường Quang Trung, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD

KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

Thành Lập Chi Nhánh Công Ty.

bt

 Thành lập chi nhánh của Công ty theo luật doanh nghiệp 2020 thì phải đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Thủ tục đăng ký thì không có gì là quá phức tạp nhưng trước khi thành lập chi nhánh thì Quý khách nên hiểu được chức năng, nhiệm vụ và lợi ích khi thành lập chi nhánh. Vì vậy, qua bài viết này Luật Á Châu sẽ hướng dẫn quý khách thủ tục thành lập chi nhánh cho Công ty của mình.

Thành lập chi nhánh

Chi nhánh Công ty.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty. Chi nhánh cũng có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng ủy quyền, chức năng đại diện theo ủy quyền.

Chi nhánh có con dấu riêng nhưng không có tư cách pháp nhân, vẫn là đơn vị trực thuộc của Công ty.

Chi nhánh có thể hoạt động tất cả các lĩnh vực công ty đang hoạt động hoặc một phần các hoạt động của Công ty.

Chi nhánh có hai loại hình là chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin trước khi thành lập

Chi nhánh chỉ được thành lập sau khi Công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị tên chi nhánh dự định đặt.

Tên chi nhánh bao gồm cụm từ “Chi nhánh” + với Tên công ty.

Ví dụ: Công ty Luật Á Châu, chi nhánh của công ty sẽ là “ Chi nhánh…. Công ty Luật Á Châu”.

Tên chi nhánh được đặt bằng các chữ trong bản chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W và các ký tự “&”…

Ngoài tên tiếng Việt, chi nhánh cũng được đặt tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt giống cách đặt tên Công ty.

Tên chi nhánh được đặt cũng đã quy định theo Điều 40 Luật doanh nghiệp 2020

“ Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành”.

Tên chi nhánh cũng phải đảm bảo yếu tố không bị trùng, không gây nhầm lẫn.

Địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh:

Chi nhánh của Công ty có thể được lập ở trong nước hoặc nước ngoài. Một công ty có thể có nhiều chi nhánh và các chi nhánh có thể được đặt ở nhiều địa chỉ khác nhau. Ngoài ra Công ty cũng có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Trụ sở của chi nhánh là địa điểm liên lạc được, có xác định được số nhà, đường/phố hoặc thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố.

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh.

Các ngành, nghề của chi nhánh dự định kinh doanh phải nằm trong ngành, nghề mà công ty đã đăng ký và đang hoạt động.

Các ngành, nghề của chi nhánh có thể là một số ngành của công ty hoặc đăng ký toàn bộ ngành nghề mà công ty đã đăng ký.

Chỉ được phép hoạt động trong ngành nghề công ty đã đăng ký, nếu muốn hoạt động các ngành, nghề khác thì Công ty phải đăng ký bổ sung ngành, nghề sau đó chi nhánh mới được đăng ký mã ngành đó.

Vốn điều lệ của Chi nhánh.

Chi nhánh là đơn vị phục thuộc của Công ty do đó Chi nhánh không có vốn điều lệ.

Chi nhánh không có tư cách pháp nhân nên mọi tài sản đều là tài sản của Công ty.

Loại hình hoạt động của chi nhánh:

Chi nhánh có 2 lựa chọn cho loại hình hoạt động đó là hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

  • Doanh thu, chi phí chuyển về Công ty để hạch toán.
  • Chung một hệ thống sổ sách, bảo cáo.

Chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của chi nhánh riêng biệt.
  • Nghĩa vụ nộp thuế chỉ phát sinh doanh thu, chi phí của chi nhánh, không phụ thuộc vào các chi nhánh khác hoặc phụ thuộc vào Công ty.
  • Hạch toán sổ sách, báo cáo, hệ thống sổ sách riêng biệt.
  • Chịu trách nhiệm về kê khai và nộp thuế.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh.

Khi thành lập chi nhánh phải thực hiện thủ tục đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Hồ sơ gồm:

  • Quyết định thành lập chi nhánh:
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.
  • Thông báo thành lập chi nhánh.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy tờ cá nhân có chứng thực của người đứng đầu chi nhánh.
  • Văn bản ủy quyền cho Luật Á Châu thực hiện công việc đăng ký thành lập chi nhánh.

Bước 3: Soạn thảo và nộp:

Soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh theo biên bản và quyết định họp của hội đồng thành viên (Công ty TNHH); hội đồng quản trị (Công ty cổ phần).

Nộp hò sơ thành lập chi nhánh theo danh mục hồ sơ nêu trên tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh theo hình thức online.

Bước 4: Nhận thông báo kế quả và khắc dấu.

Sau khi hồ sơ hợp lệ kết quả sẽ được gửi qua đường bưu điện về địa chỉ đăng ký nhận kết quả.

Khắc dấu chi nhánh sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chi nhánh.

Một số công việc cần làm cho chi nhánh sau khi thành lập:

  • Làm biển treo tại trụ sở chi nhánh.
  • Đóng thuế môn bài.
  • Đăng ký hóa đơn điện tử, mua chữ ký số (nếu chi nhánh hạch toán độc lập)
  • Khai tờ khai thuế môn bài.
  • Lập hệ thống sổ sách, phòng kế toán, hệ thống kế toán (nếu chi nhánh hạch toán độc lập).

Vì sao nên chọn dịch vụ của Luật Á Châu.

luat a chau

Luật Á Châu với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Luật Doanh Nghiệp; Luật ĐầuTư; Luật Sở Hữu Trí Tuệ; Luật Lao động…. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng học hỏi, nâng cao giá trị tư vấn, mang lại cho khách hàng của mình những lợi ích cao nhất. Rất nhiều khách hàng đã lựa chọn dịch vụ tư vấn của Luật Á Châu bởi chúng tôi có:

  1. Kinh nghiệm chuyên môn: Luật Á Châu có đội ngũ chuyên viên; tư vấn viên có kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình và yêu cầu pháp lý liên quan trong nhiều năm. Điều này giúp đảm bảo rằng các thủ tục sẽ được thực hiện đúng cách và đúng hạn.
  2. Tư vấn và hỗ trợ: Tư vấn cho khách hàng những giá trị có thể đạt được cao nhất trong công việc của khách hàng. Đội ngũ nhân viên; tư vấn viên trẻ và năng động nên có thể hỗ trợ khách hàng của Luật Á Châu mọi lúc, mọi nơi. Đồng hành cùng sự phát triển doanh nghiệp của Khách hàng, lấy sự phát triển đó làm mục tiêu cho hoạt động của Luật Á Châu.
  3. Tuân thủ pháp luật: Dịch vụ của Luật Á Châu sẽ giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các thủ tục và tài liệu pháp lý được thực hiện đúng cách, giúp bạn tuân thủ pháp luật và tránh các vấn đề pháp lý trong tương lai.
  4. Tiết kiệm tiền bạc: Mặc dù bạn sẽ phải trả phí cho dịch vụ của Luật Á Châu, nhưng việc này có thể tiết kiệm tiền bạc trong tương lai bằng cách giúp bạn tránh được các lỗi pháp lý và vấn đề phức tạp có thể dẫn đến các khoản phạt hoặc rủi ro tài chính khác.
  5. Tạo ấn tượng với đối tác và nhà đầu tư: Sử dụng dịch vụ của Luật Á Châu doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, có thể tạo ấn tượng tích cực với đối tác, nhà đầu tư và ngân hàng, đặc biệt là khi bạn bắt đầu tìm kiếm hỗ trợ tài chính hoặc đối tác kinh doanh.
  6. Độ tin cậy và uy tín: Luật Á Châu là Công ty có uy tín và độ tin cậy giúp bạn có được sự yên tâm trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp.

Nhớ rằng việc chọn dịch vụ của Luật Á Châu nên dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể của bạn, cũng như nguồn tài chính có sẵn của bạn. Hãy tìm hiểu và so sánh các dịch vụ khác nhau để chọn lựa một dịch vụ phù hợp nhất với tình hình của bạn.

————————–

Công ty Luật Á Châu

Tư vấn doanh nghiệp: 0967.932.555

Tư vấn đầu tư: 0967.932.555

Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0963.81.84.86

Tư vấn chuyên gia: 0968.565.479

 

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Sự kiện pháp lý là gì?

Sự kiện pháp lý là gì? Trong mỗi xã hội, hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều